Giám sát công trình xây dựng là gì? Quy Trình Giám Sát Công Trình Xây Dựng


Hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến chi phí, thời gian và tiến độ thi công mà quên mất rằng công tác giám sát công trình cũng đặc biệt quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy trình giám sát công trình xây dựng.

  1. Giám sát công trình xây dựng là gì?

Giám sát công trình xây dựng hay còn gọi là giám sát thi công, là một vị trí công việc, người làm công việc này có nhiệm vụ giám sát, kiểm soát toàn bộ công trình xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Hiện nay, để đảm bảo tiến độ, thời gian thi công công trình và vấn đề an toàn lao động, người nhận nhiệm vụ giám sát công trình xây dựng phải là kỹ sư có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

Kỹ sư giám sát công trình xây dựng là đại diện của chủ đầu tư, có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, báo cáo, xử lý và sử dụng mẫu biên bản nghiệm thu trong quá trình kiểm tra công trường và nghiệm thu các công việc liên quan của dự án xây dựng. Chất lượng hay sự thành công của một công trình xây dựng phụ thuộc hoàn toàn vào tinh thần và trách nhiệm làm việc của kỹ sư giám sát. Và ở mỗi dự án, công việc của tư vấn giám sát dự án ít nhiều sẽ khác nhau. Thường là người giám sát các hoạt động khảo sát, xây dựng, tư vấn, giám sát; theo dõi tiến độ thực hiện dự án; điều tra, thu thập số liệu hiện trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quy trình giám sát công trình xây dựng

Quy trình giám sát chuẩn sẽ đảm bảo an toàn và chất lượng tốt nhất có thể cho công trình hoàn thành.

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thiết kế

Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất là kiểm tra các tài liệu thiết kế tổng thể cũng như quy cách xây dựng. Đánh giá toàn diện hồ sơ thiết kế thi công của công trình, thẩm định dự toán và các yêu cầu kỹ thuật, phát hiện thiếu sót, sớm có biện pháp khắc phục hậu quả hoặc bổ sung các điều kiện để đảm bảo an toàn, chất lượng công trình.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch để triển khai giám sát thi công

Kỹ sư trưởng sẽ lập kế hoạch giám sát cụ thể dựa trên hồ sơ thiết kế và các chỉ tiêu kỹ thuật khác của Nhà nước để đảm bảo chất lượng công trình.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ thiết kế xây dựng

Đây là bước kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ thiết kế xây dựng trong từng công trình. Đảm bảo rằng công việc được thực hiện theo đúng quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật.

Bước 4: Giám sát từng công trình xây dựng

Ở bước này, kỹ sư giám sát sẽ chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ từng dự án cụ thể. Đảm bảo đúng các số liệu kỹ thuật và thiết kế, phát hiện kịp thời các sai sót trong quá trình thi công và đưa ra các giải pháp kịp thời.

Bước 5: Đảm bảo tiến độ thi công

Thường xuyên giám sát, theo dõi chặt chẽ tiến độ thi công, thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp rút ngắn thời gian thi công.

Bước 6: Quản lý chi phí xây dựng

Các kỹ sư cần theo dõi chặt chẽ, tính toán và báo cáo các phương sai giá và tài liệu cho vật liệu xây dựng trong quá trình xây dựng để điều chỉnh và cân đối dự toán chi phí.

Bước 7: Tạo báo cáo định kỳ                 

Các lỗi và hạn chế được báo cáo định kỳ hàng tuần và hàng tháng. Bước tiếp theo là đưa ra giải pháp và xử lý kịp thời.

Bước 8: Nghiệm thu công trình

Giai đoạn cuối cùng của quy trình là nghiệm thu từng công trình và toàn bộ công trình để đảm bảo chất lượng bàn giao và đưa vào phục vụ.

Việc giám sát công trình theo đúng quy trình đóng vai trò quyết định đến chất lượng dự án, đòi hỏi người giám sát phải có bằng cấp, chuyên môn và trách nhiệm, cũng như đạo đức. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tám bước trong quy trình giám sát công trình xây dựng.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *